Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Published 22:14:00 by

QZ8501 không thể gặp nạn vì lý do thời tiết

QZ8501 không thể gặp nạn vì lý do thời tiết


(tintuphuong.com) – Cục trưởng Cục Hàng Không thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia cho biết Kiểm soát Không lưu Indonesia đã từ chối đề xuất của phi công nâng độ cao lên 38.000 feet “do giao thông không gian”.



Hôm thứ Hai (29/12), tại một buổi họp báo, ông Bambang Soelistyo, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (INSRA), nhận định chiếc máy bay có thể đã “bị chìm xuống đáy biển”.


Bản đồ lộ trình bay của chuyến bay QZ8501



Ngoài ra, ông cũng cảnh báo rằng quốc gia này thiếu trang thiết bị cần thiết để tiến hành một cuộc tìm kiếm dưới nước. Ông cho hay: “Khả năng của các thiết bị chúng tôi có không phải là tối ưu”.


Chiếc Airbus A320-200, mang số hiệu QZ8501 thuộc hãng hàng không AirAsia, mất liên lạc với trạm điều khiển mặt đất tại vị trí ngoài khơi bờ biển Borneo sáng sớm hôm Chủ Nhật (28/12).


Chính quyền Indonesia không thể giải thích lý do tại sao chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ 40 phút sau khi rời khỏi sân bay Surabaya, Indonesia lúc khoảng 5h30 cùng ngày.


Thời tiết trên tuyến đường bay của QZ8501 đến Singapore được xác định là có mây, và theo một chương trình theo dõi thời tiết có trụ sở tại Hoa Kỳ, có hiện tượng sét đánh trên lộ trình bay của QZ8501.


Nhưng điều kiện thời tiết này không thể ảnh hưởng đến một chiếc máy bay chở khách hiện đại.


Lộ trình di chuyển của máy bay thuộc tuyến đường du lịch của quần đảo Indonesia; 6 máy bay khác đang ở khu vực lân cận của QZ8501 khi nó biến mất, theo số liệu của Flightradar24.com , một tổ chức chuyên theo dõi máy bay.


Hình ảnh những máy báy lân cận (màu đen) vào thời điểm máy bay QZ8501 mất tích



Việc tìm kiếm được tiến hành trong khu vực trải dài 100 dặm (160 km) thuộc biển Java gần đảo Belitung, giữa các đảo Borneo và Sumatra, vị trí cuối cùng của máy bay trước khi biến mất khỏi màn hình radar.


Một khoảng thời gian ngắn trước khi mất liên lạc, phi hành đoàn đã thông báo cho kiểm soát không lưu Jakarta kế hoạch thay đổi độ cao của máy bay, từ 32.000 feet lên 38.000 feet để tránh một đám mây, ông Djoko Murjatmodjo, Cục trưởng Cục Hàng Không thuộc Bộ Giao thông Vận tải của Indonesia, cho biết tại một cuộc họp báo ở Jakarta.


Ông cho hay: “Chúng tôi không biết chính xác vị trí lúc máy bay mất tích, ngoại trừ việc lúc 06h17 sáng nay, chúng tôi mất liên lạc”. Trong khi đó, các nhà chức trách của Singapore lại thông báo máy bay mất liên lạc lúc 06h24 (theo giờ Indonesia); sự chênh lệch thời gian này không được giải thích.


Tờ báo Kompas của Indonesia dẫn lời ông Djoko cho biết phi công đề xuất được chuyển hướng bay và được phê duyệt, nhưng kiểm soát không lưu Indonesia đã từ chối yêu cầu nâng độ cao lên 38.000 feet “do giao thông không gian”. Ông không cung cấp thêm chi tiết.


Ông Djoko cũng bổ sung, các cơ quan chức năng đã không nhận được bất kỳ cảnh báo tai nạn khẩn cấp nào thường thấy trong một vụ tai nạn máy bay.


Earth Networks, một công ty chuyên theo dõi điều kiện thời tiết trên toàn cầu, cho biết đã ghi nhận có hiện tượng sét đánh xảy ra “gần tuyến bay” của QZ8501 vào sáng Chủ nhật (28/12).


Mặc dù hiếm khi hiện tượng thời tiết này có thể gây hư hỏng nghiêm trọng hay đe dọa sự an toàn của máy bay, nhưng nó có thể phá vỡ hệ thống định vị, như la bàn từ tính. Một tia sét đánh, đặc biệt là vào ban đêm, cũng có thể tạm thời làm mất phương hướng của phi công.


Sự hỗn loạn do một cơn bão lớn gây ra đôi khi có thể rất nghiêm trọng, và sự thay đổi đột ngột về hướng gió có thể làm gián đoạn luồng không khí của một động cơ phản lực, khiến động cơ bị đóng.


Tuy nhiên, việc cả hai động cơ phản lực đều đóng trong tình huống này rất khó xảy ra, và Airbus A320 được xác nhận có thể bay liên tục trong 3 giờ, với chỉ một động cơ phản lực duy nhất, và điều này vẫn phù hợp với các quy định an toàn hàng không toàn cầu.


Mặc dù một số lượng lớn tàu chiến và máy bay đã được huy động và nhiều quốc gia hỗ trợ Indonesia trong công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn, nhưng cho tới giờ, vẫn chưa có dấu hiệu chính xác cho thấy vị trí của QZ8501.


(Theo Infonet)


      edit