Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Published 21:23:00 by

Vì sao Mỹ không muốn Ukraine yên ổn?

Vì sao Mỹ không muốn Ukraine yên ổn?


(tintuphuong.com) – Truyền thông Đức cho rằng việc làm của Kiev nhằm tiếp cận phương Tây chỉ làm cho tình hình xấu đi, và phương Tây mới là người phải chịu trách nhiệm.


Truyền thông Đức đang ủng hộ Nga?


Chỉ còn vài ngày, năm 2014 của khủng hoảng Ukraine sẽ khép lại. Năm 2015 tới, chưa thấy điều gì khả thi cho khả năng giải quyết những khủng hoảng đó. Tuy nhiên, ngày 29/12/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại tuyên bố đầy tự tin năm mới sẽ có cơ hội giải quyết triệt để vấn đề Ukraine.


Ông Lavrov khẳng định: “Năm 2015 sẽ có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề của Ukraine một cách thực sự. Nhưng cần phải hiểu rằng cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt khi Kiev thôi theo đuổi các hành động xuất phát từ phía EU hay Mỹ. Và bản thân Brussels hay Washington phải nhận thức đúng đắn về những cơ hội này.”


Đồng quan điểm với ông Sergei Lavrov, truyền thông Đức tiếp tục có những loạt bài chỉ trích chính sách về Ukraine của những chính trị gia phương Tây. Báo giới Đức cho rằng việc Kiev loại Donbass ra khỏi kế hoạch kinh tế năm 2015 là hành động “ngu xuẩn”.


Hãng tin DW cho rằng “loại bỏ Donbass chỉ làm gia tăng khả năng vỡ nợ, thâm hụt ngân sách của chính quyền Kiev. Ai cũng có thể hiểu rằng Donbass đang giàu có hơn cả thủ đô Kiev. Ukraine không còn nhiều cơ hội để phung phí.”


Còn tờ Die Tageszeitung thì đánh “loại bỏ Donbass chỉ làm khắc sâu mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc ở Ukraine. Ngoài ra, việc bãi bỏ quy chế không liên kết chỉ khiến Ukraine khắc sâu thêm mâu thuẫn với Nga và không mang lại lợi ích hay cơ hội nào.”


Truyền thông Đức:

Truyền thông Đức: “Nội các Ukraine chỉ làm những điều điên rồ”



Tờ báo này nhận định “theo đuổi những kế hoạch của phương Tây, Ukraine chỉ làm phức tạp thêm tình hình. Phương Tây cần phải chịu trách nhiệm về những gì mà họ đã gây ra cho đất nước Ukraine.”


Luận điệu của Nga về việc muốn kết thúc khủng hoảng Ukraine, trước hết phương Tây phải kết thúc sự can dự của mình vào chính quyền Kiev đã là quá cũ, Nga đã nói rất nhiều lần. Và tất nhiên, phương Tây, đặc biệt là Mỹ chưa thể buông tha cho Ukraine được.


Vấn đề của Mỹ?


Trước khi nói về cục diện Ukraine, một sự kiện rất đáng chú ý từ phía Mỹ, ngày 29/12/2014, Tổng thống Barack Obama tuyên bố chấm dứt sứ mệnh của quân đội Mỹ cũng như NATO ở Afghanistan sau 13 năm tham chiến. Với người dân Mỹ, họ đã mong chờ điều này từ rất lâu, nó cho thấy Tổng thống của họ đã biết giữ lời, khi ông tự tin tuyên bố sẽ là người chấm dứt mọi cuộc chiến hải ngoại.


Nhưng với giới cầm quyền ở Washington, họ còn mong muốn chấm dứt các hành động quân sự ở đây hơn. 13 năm chinh chiến, Mỹ để lại một quốc gia tan tành, rối loạn, nơi mà an ninh gần như bằng con số không, và mâu thuẫn sắc tộc ngày càng gay gắt.


Afghanistan là tấm gương cho sự can thiệp và cái gọi là dân chủ kiểu Mỹ được áp đặt sai chỗ. Và nhìn về phía Ukraine, cuộc cách mạng màu mà phương Tây, đứng đầu là Mỹ mở ra hồi đầu năm 2014 để hạ bệ Tổng thống Yanukovych thân Nga đã mở ra một chương mới cho sự can thiệp nước ngoài của Mỹ.


Mỹ hạ cờ, rút quân khỏi Afghanistan

Mỹ hạ cờ, rút quân khỏi Afghanistan



Có chăng, Ukraine khác với Afghanistan ở chỗ, lúc này Washington đã đủ thông minh để hiểu rằng họ không nên nhúng tay trực tiếp vào một thứ gì đó, hãy để việc đó cho kẻ khác, còn Mỹ nên đứng ngoài và chỉ đạo từ xa. Điều đó lý giải vì sao ròng rã từ tháng 3/2014 (khi Nga sáp nhập Crimea) cho đến thời điểm này, điều Mỹ làm nhiều nhất là cáo buộc, chỉ trích Nga và kêu gọi đồng minh châu Âu của họ phải thế này, phải thế kia.


Tuy nhiên, đối thủ của Mỹ lần này không phải đám quân khủng bố ô hợp, đó là nước Nga, với kinh nghiệm trận mạc và tiềm lực kinh tế, cũng như bản lĩnh giải quyết khủng hoảng chính trị và có vị thế quốc tế. EU xem ra không phải đối thủ của Nga, và Ukraine thì càng không. Điều đó lý giải vì sao chiến tranh tổng lực của Kiev không thể hạ nổi những người ly khai Donbass, thậm chí còn bị phản công để đi đến thỏa thuận ngừng bắn Minsk hồi tháng 9.


Đến thời điểm này, EU cũng mệt mỏi với ý chỉ của Mỹ. Họ tự đánh giá được rằng trong vấn đề Ukraine, lợi ích của Mỹ lớn, nhưng lợi ích của EU nhỏ, thứ đáng kể nhất ở đây là thiệt hại kinh tế cho châu Âu. Vì thế, EU không muốn đóng vai trò “lá cờ đầu” trong cuộc đối đầu Nga – Mỹ này.


Bất đắc dĩ, Washington phải vào cuộc. Nhưng kinh nghiệm Trung Đông cho thấy chớ dại mà lao vào một cuộc chiến tranh vô ích, trong bối cảnh Mỹ không còn ở thời kỳ sung mãn nhất của nền kinh tế, còn kẻ thù thì cứ nhiều lên từng ngày.


Và đến lúc chơi cuộc chơi của kinh tế và chính trị. Không phải tự nhiên những chính trị gia của Mỹ, EU đến Ukraine làm bộ trưởng, hay chiếm những vị trí quan trọng trong nội các Ukraine. Quyết sách đáng chú ý nhất của chính quyền Kiev lúc này về kinh tế là vị Bộ trưởng Tài chính người Litva quyết bán đại đa số doanh nghiệp nhà nước cho các tập đoàn của Mỹ.


Hay nói cách khác, Mỹ chi phối hoàn toàn nền kinh tế Ukraine, từ năng lượng, các ngành mũi nhọn, then chốt, cho đến quân sự… Điều này giúp cho Kiev không phá sản, nhưng đồng nghĩa với việc Kiev đã bị xâm lược và thôn tính về kinh tế.


Washington chưa muốn vấn đề của Ukraine được hòa giải vì công tác thôn tính này họ chưa hoàn thành.


Ukraine càng hỗn loạn, Mỹ càng đúng hướng?

Ukraine càng hỗn loạn, Mỹ càng đúng hướng?



Thứ hai, Mỹ không tự nhiên tổ chức cuộc cách mạng màu ở Ukraine chỉ nhằm kiểm soát kinh tế. Thứ Mỹ muốn ở đây là địa chính trị, là đưa tên lửa của họ đến ngay sát cửa ngõ của Moscow. Tuy nhiên, Nga nhanh chân hơn. Thực tế thì chiến trường Ukraine đang là sân nhà của Nga.


Nga hiện đang có Crimea, có thêm Donbass rộng lớn, giàu có, phì nhiêu… Mỹ có một tổ hợp nghèo đói, hỗn loạn, bạo động ở miền Tây Ukraine.


Vậy thì tốt nhất, hãy giữ nguyên bản chất vấn đề ở đây. Nếu Mỹ chấm dứt khủng hoảng Ukraine vào lúc này, Nga nghiễm nhiên có một vùng đệm dày dặn của Donbass, có một căn cứ địa chiến lược bậc nhất là Crimea. Ukraine càng khủng hoảng, những toan tính đó của Nga càng khó thực hiện.


Chu cấp cho Donbass, bảo vệ Crimea, chống chọi trừng phạt kinh tế… tất cả những điều đó chỉ làm Nga yếu đi, còn Mỹ, họ vẫn an toàn từ rất xa. Những tưởng Nga đang chiếm lợi thế, nhưng Washington mới là người đi đúng hướng và điều hành cục diện.


Nga lấy đoản binh chế trường trận


Mỹ đang làm chủ cục diện, và cứ theo cục diện đó, các biện pháp mà Mỹ đang áp dụng trong tương lai sẽ cho kết quả rất bất lợi cho Nga.


Còn Moscow, họ buộc phải chơi đến cùng với Mỹ trong cuộc đối đầu này. Moscow ý thức rõ ràng rằng lùi bước là tử trận. Hiện tại, Mỹ bắt đầu phải bơm tiền và vũ khí cho Ukraine, sự giúp đỡ của EU bắt đầu nhạt dần. Điều này chứng tỏ Mỹ sẽ phải chi, sẽ có tổn thất.


Nga bất ngờ bán điện

Nga bất ngờ bán điện “chịu” cho Ukraine



Và Nga thì bắt đầu thu lời chính từ những sự trợ giúp đó. Ít nhất, Ukraine còn phụ thuộc Nga về năng lượng. Họ vẫn phải mua khí đốt của Nga cho mùa đông với giá vài tỉ USD. Số tiền này ai phải trả? Tất nhiên sẽ là phương Tây.


Ngoài ra, Nga bắt đầu cấp cho Kiev 9 tỷ KWh điện cho Ukraine theo kiểu “cứ dùng đi, tiền nong tính sau.” Hiểu nôm na rằng Kiev đang thiếu điện trầm trọng. Họ như người chết đuối vớ được cọc, và sẽ bám rất chặt vào chiếc cọc đó. Và tự nhiên, sự lệ thuộc vào Nga tiếp tục tăng lên.


Còn số tiền mua điện, ai sẽ phải trả? Tất nhiên sẽ trích từ ngân sách của Ukraine, và ngân sách đó năm 2015 sẽ được EU và Mỹ nuôi dưỡng. Nga đang thông qua Ukraine để hưởng lợi từ phía phương Tây.


Nga đang thu được lợi nhuận từ ngay trước mắt, còn hiệu quả của Mỹ, có lẽ phải chờ thời gian chứng minh. Đôi khi, thời gian cũng cho ra những kết quả đáng buồn, như cuộc chiến ở Afghanistan là một ví dụ.


(Theo Đất Việt)


      edit