Vì sao phương Tây yếu thế trong chiến tranh mạng?
(tintuphuong.com) – Sự kiện hệ thống máy tính của Sony bị tin tặc tấn công cho thấy sự yếu thế trong chiến tranh mạng của phương Tây.Sony nhún nhường trước tin tặc?
Trước ngày công chiếu bộ phim The Interview, hệ thống máy tính của hãng Sony bị tin tặc tấn công với hàng nghìn tài liệu bí mật bị đánh cắp. Sự kiện này cho thấy, thương Tây đang yếu thế trong tác chiến điện tử.
Ông Fraser Nelson – biên tập viên tờ Spectator bày tỏ: Vụ việc xảy ra trước khi bộ phim về ông Kim Jong Un được công chiếu đã cho thấy việc tấn công phương Tây đối với các tin tặc không mấy khó khăn.
Năm 2009, hơn 20000 máy tính ở Hàn Quốc bị virus xâm nhập, qua đó tin tặc tấn công hệ thống thông tin của các ngân hàng, các đài truyền hình và cơ quan đầu não quốc phòng của nước này.
Một công ty của Việt Nam đã được yêu cầu tham gia điều tra, cuối cùng họ lần ra dấu vết của một cuộc tấn công nhằm vào một công ty Internet nhỏ ở Brighton, công ty này vẫn không hay biết gì về việc mình nằm trong tầm ngắm của các tin tặc.
Thật dễ dàng để xác định được mục tiêu trả thù nếu như đối thủ bắn ra những quả tên lửa, nhưng trong chiến tranh mạng thì mọi việc không dễ dàng như vậy.
Đến bây giờ, các nước vẫn không thể kết tội Triều Tiên về việc đã tấn công hệ thống thông tin của SonyPictures để phản ứng trước việc hãng này cho phát hành The Interview – một bộ phim nói về âm mưu ám sát ông Kim Jong-un.
Phương Tây không thể xem thường các cuộc chiến tranh điện tử.
Bắc Triều Tiên gửi lời đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp tàn nhẫn đến hãng này hầu như mỗi ngày, nhưng động thái trả đũa thật sự diễn ra chỉ diễn ra khi một nhóm tin tặc tự xưng là “Guardians of Peace” (GOP) tiến hành vô hiệu hóa hệ thống máy tính của SonyPictures, quét tất cả các dữ liệu, đánh cắp tất cả các thư điện tử trong vòng 10 năm và công bố các phần dữ liệu gây xấu hổ nhất.
Các tin tặc sau đó còn tiếp tục đe dọa:”Sẽ sớm thôi, toàn thế giới sẽ thấy được nhưng bộ phim đáng ghê tởm mà SonyPictures Entertainment đã thực hiện và sự sợ hãi sẽ bao trùm lên họ. Hãy nhớ về vụ 11/9/2001. Sonyrồi sẽ bị cả thế giới lên án.”
Những lời đe dọa đó nghe có thể không quá đáng sợ nhưng cũng đủ để chuỗi các rạp chiếu phim ở Mỹ từ chối chiếu The Interview.
Sony cũng đã hủy kế hoạch công chiếu mà đáng lẽ sẽ diễn ra vào dịp Giáng sinh này.
Trước đây, hãng Sony có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng The Interview là một bộ phim hoàn toàn rất ổn. Nhưng giờ đây, sự thật đáng xấu hổ đã được tiết lộ: Giám đốc điều hành của Sony nghĩ đó là một bộ phim tồi tệ.
Trong một e-mail bị rò rỉ, bộ phim The Interview bị nguyền rủa là “vô cùng đơn điệu và nhàm chán đến tuyệt vọng” với “các cảnh bảo lực có thể gây sốc như trong phim kinh dị”. Các tin tặc chỉ chờ thời cơ đó thực hiện mục đích của mình khi nạn nhân bắt đầu rơi vào thế bị động.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich ca thán: “Đó hoàn toàn là chuyện không thể đùa được. Với sự sụp đổ của Sony, Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh mạng đầu tiên của mình.”, và nếu phương Tây không nhanh chóng học được cách đối phó thì thất bại này sẽ không chỉ của riêng Mỹ.
Sự nguy hiểm của chiến tranh mạng
Khái niệm “Chiến tranh mạng” nghe có vẻ không tưởng nhưng nó lại hoàn toàn có thật, và trên chiến trường này, phương Tây đang là bên yếu thế hơn.
Vụ việc về The Interview chỉ là một ví dụ điển hình nhất cho các xung đột trên “thế giới phẳng” đã diễn ra trong hàng năm qua. “Chiến tranh mạng” cũng được Lầu Năm Góc xếp vào hàng các xung đột quân sự, đứng sau xung đột về lãnh thổ, lãnh hải và đường không.
Chiến lược An ninh Quốc gia của Thủ tướng David Cameron cũng đánh giá “chiến tranh mạng” là 1 trong 4 mối đe dọa lớn nhất đối với nước Anh. Cơ quan chống tình báo, gián điệp và đảm bảo an ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (MI5) cũng đang mở rộng hoạt động của mình để giúp các công ty chống lại các “hoạt động mạng chống phá”.
Chiến tranh mạng là cuộc chiến vô hình mà ở đó phương Tây gặp phải rất nhiều bất lợi.
Nga và Trung Quốc có thể dùng cả năm trời để tìm cách phát triển những hoạt động tình báo của mình ở Anh, về mặt pháp lý, phương Tây khó có thể “phản công”.
Thủ tướng David Cameron đã rất hào phóng tài trợ cho Cơ quan Chỉ huy liên lạc chính phủ Anh (GCHQ) với mong muốn tổ chức này sẽ tìm ra một hướng đi đúng đắn để “trả đũa” Bắc Kinh.
Nhưng điều đó dường như “không tưởng” khi chỉ một trong 2 bên tôn trọng và tuân thủ luật pháp, việc tiến hành ngoại giao cũng gần như không có ý nghĩa bởi tất cả các hoạt động tấn công đều bị phủ nhận.
Các cuộc tấn công qua mạng đang trở nên ngày càng táo bạo trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ Trung Quốc. Nước này được cho là đã dành hẳn một bộ máy quân sự cho việc hoạt động gián điệp qua mạng.
Các công tố viên Mỹ nói rằng họ đang nắm trong tay bằng chứng để có thể chứng minh rằng có một đơn vị quân đội Trung Quốc ở Thượng Hải (Đơn vị 61398) có hoạt động gián điệp tại một số tổ chức của Mỹ.
Tòa nhà được cho là của Đơn vị 61398 ở Trung Quốc.
Một bồi thẩm đoàn ở Pennsylvania thậm chí có thể kể tên của 5 sĩ quan Trung Quốc tham gia vào vụ việc này, nhưng chính phủ Trung Quốc lại phủ nhận và đổ lỗi cho các tin tặc tự do – những người mà họ cho rằng có thể có ở bất cứ đâu, kể cả Mỹ.
Vì vậy rất khó để tiến hành xử lý các tội phạm mạng, ngay cả khi các cơ quan tình báo nắm trong tay hồ sơ chi tiết của các tin tặc.
Đây là một cuộc đấu tranh không lành mạnh giữa lực lượng quân sự quan liêu của phương Tây với một đối thủ mới. Trong khi Anh ra sức buộc tội thì đối phương lại phủ nhận dễ dàng. Cách thức làm việc quan liêu có thể có lợi cho việc tập trung thông tin nhưng lại không thể bảo mật tốt những thông tin đó.
Đó là lý do tại sao “vết nhơ” của quân đội Mỹ, Bradley Manning lại có thể tiết lộ hàng trăm nghìn hồ sơ mật cho WikiLeaks. Như vậy việc các tin tặc Trung Quốc có thể tìm thấy gần như bất cứ điều gì họ muốn cũng không có gì là khó hiểu.
Người Israel lại có thể làm tốt tất cả những việc này. Họ triển khai một chương trình có tên là Talpiot, giúp tuyển dụng những sinh viên tiềm năng và sáng giá nhất vào làm việc với các hệ thống máy tính của quân đội.
Bộ trưởng Văn phòng nội các Anh Francis Maude khi có mặt tại Tel Aviv đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc chính phủ Israel táo bạo khai thác nhân lực tiềm năng và mong muốn Anh cũng có thể thực hiện việc tương tự. Khoản ngân sách dành cho an ninh mạng vẫn tăng dần đều giữa một loạt các cắt giảm và Anh đang được xem là một trong những nước phương Tây có nền an ninh mạng tốt nhất, dù vậy ta cũng chưa thể nói trước được điều gì.
Theo ước tính của GCHQ, 80% các vụ tấn công qua mạng ở Anh là do không tuân thủ các quy tắc an toàn Internet cơ bản. Để giải quyết điều này là rất khó bởi các công ty có xu hướng không muốn chia sẻ các bí mật với nhau mà họ muốn “cạnh tranh để hợp tác”. Cũng không có công ty nào muốn thừa nhận rằng họ đã bị tấn công qua mạng, ngay cả với chính nhân viên của họ.
Nhưng ở đây, các công ty và các điệp viên đang có chung nỗi đe dọa từ cùng một đối thủ, vì vậy thiết nghĩ họ cần tìm cách để phối hợp với nhau.
Năm 2013, các nhà phân tích từ MI5 và GCHQ đã thiết lập kế hoạch CiSP (Cyber Information Sharing Partnership), đây như một hoạt động trao đổi phối hợp giúp các doanh nhân có thể thừa nhận những thiếu sót của mình và học hỏi lẫn nhau.
Nhưng họ nên biết rằng các tin tặc còn đang học nhanh hơn, nghĩ ra nhiều cách thức hơn để tấn công và gây rối loạn.
(Theo Kiến Thức)
Vì sao phương Tây yếu thế trong chiến tranh mạng?